Hiện nay ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới bị thiếu hụt xe đạp do nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao, bất chấp đại dịch COVID-19. Xe đạp ngẫu nhiên trở thành 1 trong những sản phẩm hot nhất trong suốt đợt dịch. Cũng là do người dân muốn duy trì lối sống thể thao năng động và tránh xa các phương tiện công cộng khi di chuyển.
Theo 1 cửa hàng tại Anh đã bán và lắp ráp xe đạp từ những năm 1860 cho biết nhu cầu mua xe đạp trong thời kì đại dịch không làm họ bất ngờ.
Tình trạng thiếu hụt xe đạp đã diễn ra từ năm 2020
“Cứ sau mỗi lần xảy ra thảm họa như Chiến tranh thế giới thứ 1, Chiến tranh thế giới thứ 2… là ngành công nghiệp xe đạp lại trỗi dậy. Lần này cũng vậy”, ông Guy Pearson – chủ cửa hàng Pearson cho biết.
Trên thực tế, tình trạng thiếu xe đạp đã xảy ra từ năm 2020, năm nay càng trầm trọng hơn do những vấn đề về nguồn cung. Tình trạng hiện tại đã làm bộc lộ sự bất cập của việc các hãng phải phụ thuộc vào phụ tùng của một số nhà cung cấp như tập đoàn Shimano của Nhật Bản – hãng kiểm soát khoảng 65% thị trường bánh răng và phanh cao cấp trên toàn cầu.
Vì vậy, khi các nhà máy sản xuất tại châu Á đóng cửa và tuyến hàng hải chủ chốt Suez bị tắc nghẽn… khiến việc giao hàng bị trì hoãn. Điều này cũng đồng nghĩa chi phí sản xuất 1 chiếc xe cũng bị đội lên.
Các linh kiện khan hiếm
Các nhà sản xuất xe đạp châu Âu và Mỹ cho biết, thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng đối với các linh kiện cao cấp như của hãng Shimano sản xuất đã lên tới 400 ngày. Khiến cho ngành sản xuất xe đạp vốn đang chật vật cố gắng đáp ứng nhu cầu tăng đột biến; do đại dịch COVID-19 nay lại càng khó khăn gấp bội.
Một số nhà cung cấp thông báo thời gian đặt mua một số phụ tùng như phanh thủy lực; hoặc bánh xe thậm chí còn lâu hơn. Do vậy, đối với những nhà sản xuất quy mô nhỏ hơn; những khó khăn trong cung ứng phụ tùng còn nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, với những công ty mới gia nhập thị trường sản xuất xe đạp; nguy cơ thất bại là rất cao.
Bùng nổ thị trường xe đạp tại Việt Nam
Trên thị trường, xe đạp có mẫu mã đa dạng, đủ các mức giá cho khách hàng lựa chọn. Đơn cử, mẫu xe phổ thông có giỏ giá từ 1,8-2,2 triệu đồng/chiếc; mẫu xe địa hình có giá dao động 2,6-6 triệu đồng/chiếc.
“Trung bình mỗi ngày, cửa hàng tôi bán được trên dưới 30 cái mỗi loại; tăng gấp 2-3 lần so với trước. Có thời điểm, nhiều mẫu xe tôi không có hàng mà bán”, chị nói.
Hiện thị trường Việt Nam ước tính đạt doanh số 2-3 triệu chiếc/năm. Trong đó xe đạp Thống Nhất chiếm khoảng 10% thị trường; tức khoảng 200.000-300.000 chiếc/năm. Tính từ đầu năm đến nay, công ty đã bán được hơn 100.000 chiếc; tăng gấp khoảng 1,5 lần so với cùng thời điểm đầu năm 2020. Với tổng gần 400 cửa hàng và điểm phân phối các đại lý trên toàn quốc.
Tùy vào mục đích sử dụng và lứa tuổi, có nhiều dòng xe với các mức giá khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đơn cử, dòng xe trẻ em có giá từ 1,5-1,8 triệu đồng/chiếc; xe người lớn từ 2-2,2 triệu đồng/chiếc xe địa hình từ 2,8-3,2 triệu đồng/chiếc. Dự kiến sắp tới, công ty sẽ mở rộng, tăng thêm số điểm bán; phân phối xe đạp tại nhiều tỉnh thành hơn”, anh Phong cho hay.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin về thị trường hãy bấm truy cập trực tiếp vào website pdcads.com nhé.