Xu hướng việc làm dưới tác động của dịch bệnh và cuộc cách mạng 4.0

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, đi kèm với đó chính là sự càn quét ngày càng khốc liệt và rõ nét của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn thế giới. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, xã hội và nhiều người dân phải đối mặt với vấn đề không có việc làm. Do đó, xu hướng mới về việc làm đang ngày càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết cả ở nông thôn và thành thị. Hãy cùng xem những xu hướng việc làm mới đó là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Xu hướng việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những bước đột phá mới

Theo giới chuyên gia, cách mạng công nghiệp 4.0 đã thể hiện bước tiến vượt bậc. Cụ thể trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành. Ngoài ra còn mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh ra một hình thức kinh tế mới. Đó là “nền kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và mang tính cách mạng. Như một số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các không gian làm việc. Thông qua hình thức doanh nghiệp và doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những bước đột phá mới
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo bước tiến vượt bậc trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động

Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới. Trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học.

Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý – sinh; cơ – điện tử – sinh… Từ đó, hình thành các ngành nghề mới. Đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.

Xu hướng việc làm từ cuộc cách mạng công nghiệp

Tại Đức, ước tính đến năm 2025, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm khoảng 350.000 việc làm. Tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu.

Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp ráp và sản xuất. Nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực công nghệ thông tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển đòi hỏi thêm 210.000 nhân sự có tay nghề cao. Tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm mới.

Không những vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện. Đặc biệt như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon. Hay kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online. Cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo. Và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.

Lĩnh vực lao động và việc làm đã có sự chuyển dịch tích cực

Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy mô chưa từng có. Do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của công nghệ. Điều này xảy ra ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Những động lực kinh tế lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam tiếp tục sẽ là thương mại và đầu tư. Mặc dù xu hướng toàn cầu hóa đang chứng kiến sự ngưng trệ và có phần đứt gãy. Nhưng quá trình này vẫn tiếp tục có nhiều hàm ý quan trọng. Và đặc biệt có lợi cho sự phát triển công nghiệp của Việt Nam.

Lĩnh vực lao động và việc làm đã có sự chuyển dịch tích cực
Tình hình lao động và việc làm đã có sự chuyển dịch tích cực trong đại dịch Covid-19

Theo “Báo cáo về các loại hình mới của ngành dịch vụ và số người hành nghề mới vào năm 2020” của Viện Nghiên cứu Mission Institute (Mỹ), có 53,9% người chọn nghề mới vì thu nhập và 50,4% chọn nghề mới vì đam mê. Trong đó, nhận thức chung của nhiều người là muốn tận dụng cơ hội từ nghề nghiệp mới để phát triển nhanh về năng lực chuyên môn. Nâng cao mức thu nhập và khả năng gặp gỡ đối tác cùng chí hướng.

>>> Cập nhật thêm những nội dung khác về Xu hướng đời sống hiện nay tại đây.

Tương lai việc làm dưới tác động bởi dịch bệnh COVID-19

Tác động của dịch bệnh đến tình hình lao động việc làm

Tác động của COVID-19 đến việc làm toàn cầu cũng rất mạnh mẽ. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (ILO), trong quý II năm 2020, tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14%. Tương đương 400 triệu lao động toàn thời gian. Mức giảm việc làm toàn cầu còn mạnh hơn so với dự báo trước đó của ILO. Suy giảm việc làm bên cạnh nguyên nhân sản xuất đi xuống. Còn do việc nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để chống sự bùng phát của vi-rút SARS-CoV-2.

Dịch COVID-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm. Đồng thời khiến cho nhiều người trong số họ buộc phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức. Đại dịch COVID-19 không chỉ tước đi cơ hội có việc làm chính thức của nhiều người lao động. Bên cạnh đó, nó còn khiến họ rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Đa số những người thiếu việc làm không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp.

Xu hướng việc làm trước những khó khăn từ dịch bệnh COVID-19

Xu hướng việc làm trước những khó khăn từ dịch bệnh COVID-19
Dịch vụ mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ

Đại dịch COVID-19 kéo dài trong hơn một năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể là đến tình hình kinh tế toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó khiến nhiều doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với thời cuộc.

Các siêu thị như BigC, Vinmart… cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. Các công ty công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ mua hàng online như “Be đi chợ”, Grab Mart… Ngay đến các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường xuyên hơn trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn. Điều này nhằm tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng.

Sự phát triển Internet và các biến động trong đầu năm 2020. Khi dịch bệnh COVID-19 bất ngờ “đổ bộ” đã làm xáo trộn đời sống. Điều này đã khiến hành vi tiêu dùng của chúng ta thay đổi. Cụ thể là khi khách hàng chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp ngoài shop sang mua sắm trực tuyến.

Đây chính là thách thức nhưng cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà bán lẻ. Tận dụng cơ hội, xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh nhất nhằm bắt kịp xu thế TMĐT. Từ đó xóa dần khoảng cách/ ranh giới giữa shop truyền thống và shop online.

Trả lời