Kim chi là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc được làm từ các loại rau như bắp cải, gừng và ớt. Tất cả những loại rau củ đều có thể dùng để muối kim chi dựa trên nguyên tắc lên men.
Kim chi là một món ăn kèm rất phổ biến hiện nay. Món ăn này không chỉ ngon mà còn ít calo, nhiều chất xơ và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều kim chi cũng gây ra những tác hại không ngờ tới sức khỏe. Vậy tác hại đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Tác hại của việc ăn quá nhiều kim chi
Gây đầy hơi
Phản ứng phổ biến nhất đối với thực phẩm kim chi là tăng khí tạm thời và đầy hơi. Đây là kết quả của việc dư thừa khí sản sinh ra sau khi men vi sinh tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và nấm có hại. Men vi sinh tiết ra các peptide kháng khuẩn tiêu diệt các sinh vật gây bệnh có hại như Salmonella và E. Coli.
Mặc dù đầy hơi sau khi ăn men vi sinh là một dấu hiệu tốt cho thấy vi khuẩn có hại đang bị loại bỏ khỏi ruột nhưng ở một số người, triệu chứng đầy hơi có thể nghiêm trọng hơn mức bình thường.
Gây nhức và đau nửa đầu
Kim chi chứa các amin sinh học được tạo ra trong quá trình lên men. Các amin được tạo ra từ việc một số vi khuẩn phá vỡ các axit amin trong thực phẩm lên men.
Những loại amin phổ biến nhất được tìm thấy trong thực phẩm giàu probiotic bao gồm histamine và tyramine. Tuy nhiên, với một số người nhạy cảm với histamine và các amin khác có thể bị đau đầu sau khi ăn thực phẩm này.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục dinh dưỡng tại đây.
Gây ra nhiễm trùng từ men vi sinh
Men vi sinh nói chung an toàn cho đa số mọi người. Tuy nhiên, có một số trường hợp, nó có thể gây nhiễm trùng đặc biệt ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị tổn thương. Do đó, đối với những người này, cần hạn chế việc ăn kim chi.
Làm tăng nguy cơ ung thư
Có nhiều người thích ăn kim chi khi nó chưa được lên men kỹ; không chua quá, vẫn còn vị hăng hăng, cay. Thực tế đây là nguồn cơn gây ung thư. Bởi trong kim chi muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, nhất là mắm tôm và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
Kim chi có thể bảo quản được trong bao lâu?
Cách làm kim chi tương đối giống với cách làm món dưa muối của Việt Nam. Rau củ sẽ được dìm trong nước muối, sau đó đậy kín trong một lọ thuỷ tinh để tránh không khí vào. Một số người thích muối kim chi cùng với một ít giấm gạo hoặc giấm táo. Bạn nên rửa sạch kim chi trước khi muối; vì đây là khâu rất quan trọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn E.coli, Salmonella và các mầm bệnh có thể gây ngộ độc thực phẩm khác.
Kim chi sẽ lên men trong 3-4 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 2 – 3 tuần trong tủ lạnh. Quá trình này sẽ thúc đẩy các vi khuẩn có lợi phát triển như vi khuẩn lactic hoặc một số vi khuẩn có lợi khác.
Sau khi đã muối đến độ chín kim chi có thể bảo quản được 1 tuần ở nhiệt độ phòng. Nếu bạn trữ chúng trong tủ lạnh, kim chi sẽ bảo quản được lâu hơn, khoảng 3 tháng tới 6. Trong khoảng thời gian đó, kim chi vẫn tiếp tục lên men. Vì thế kim chi trữ lâu trong tủ lạnh có thể có vị chua và cay hơn. Nếu bạn chọn bảo quản kim chi trong tủ lạnh thì nên chắc chắn rằng kim chi được bảo quản dưới 4 độ C; vì nếu nhiệt độ ấm hơn thì kim chi dễ bị hỏng nhanh.