Bệnh nốt sần trên gia súc – Ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi

Sau hơn 2 tháng xuất hiện, đã có hơn 1.400 con gia súc ở Đắk Lắk mắc bệnh viêm da nổi cục, được ghi nhận ở tất cả 15/15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh này. Con bò bị nổi mẩn da đầu tiên ở Đắk Lắk thuộc về gia đình ông Nguyễn Khắc Dư. Anh Dư mua một con bò ở xã bên cạnh. Ngày hôm sau, con bò này xuất hiện các nốt sần trên da. Đây là một căn bệnh liên quan tới vi rút Capripox (viêm da nốt đậu). Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, toàn tỉnh hiện ghi nhận 1.439 con trâu, bò bị viêm da nổi cục.

Dịch bệnh mới ở gia súc

Dịch bệnh mới ở gia súc
Bò bị nhiễm bệnh

Toàn tỉnh ghi nhận 160 con mắc bệnh. Đây là bệnh dịch mới xuất hiện ở Việt Nam. Tại Đắk Lắk phát hiện vào đầu tháng 6-2021 và đã có gần 400 thôn, buôn của 15/15 huyện, thị xã, thành phố ghi nhận có gia súc mắc bệnh. Còn theo ông Thủy Lệ Vũ, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk; do thời tiết trên địa bàn tỉnh thời gian qua có mưa nhiều, là điều kiện ruồi, mòng, ve, muỗi phát triển nên dịch bệnh lây lan nhanh. Trong hơn 1.400 gia súc mắc bệnh có hơn 406 con chết; 397 con điều trị khỏi nhưng vẫn đang theo dõi. Đáng lo ngại là dịch bệnh viêm da nổi cục lây lan nhanh, xuất hiện 15/15 huyện, thị xã, thành phố của Đắk Lắk.

UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã công bố dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò trong toàn tỉnh. Tính đến ngày 19-8, toàn tỉnh đã tiêm được hơn 68.000 liều vắc-xin cho đàn trâu bò. UBND tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định về việc bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021; cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để mua vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho trâu, bò với số tiền hơn 4 tỉ đồng. Ngoài ra UBND tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp hóa chất tiêu độc. Khử trùng phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò với số lượng khoảng 6.000 lít.

Căn bệnh lây lan sang khắp các tỉnh tại Tây Nguyên

Căn bệnh lây lan sang khắp các tỉnh tại Tây Nguyên
Bò sẽ chết nếu không được chữa bệnh kịp thời

Dịch viêm da nổi cục được phát hiện đầu tiên ở Tây Nguyên ngày 12/5; trên đàn bò của hai hộ dân ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh ghi nhận thêm 2 ổ dịch với 2 con bò bị mắc bệnh ở huyện Sa Thầy và huyện Ia H’Drai. Ngành thú y đã tiêu hủy ngay các con bò bị mắc bệnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch.

Cuối tháng 5, một hộ dân ở xã Đăk Djăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai; cũng phát hiện 4 trong số 20 con bò chảy dịch mũi, mắt. Trên thân có các nốt sần, khiến 2 con bị chết. Vài hôm sau, dịch bệnh xuất hiện ở huyện Đăk Đoa và huyện Chư Sê, với tổng số 47 con mắc bệnh.

Hiện, tổng đàn gia súc của tỉnh Gia Lai hơn 430.000 con – đứng thứ 2 cả nước; chủ yếu là chăn nuôi nhỏ, lẻ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. UBND Gia Lai yêu cầu các địa phương và ngành nông nghiệp thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn dịch lây lan. Mua vaccine tiêm cho đàn gia súc, tiêu hủy gia súc bệnh… Trước đó, đàn bò ở nhiều tỉnh ở miền Trung; như Quảng Ngãi, Hà Tĩnh… cũng bị mắc bệnh tương tự. Nếu không giải quyết dứt điểm tình trạng này, kinh tế của các hộ nuôi gia súc sẽ sụt giảm.

Trả lời